Khi chuyên toán làm văn – p2

Mình đã thay đổi nhiều đến mức, nếu ở tuổi cấp hai hay cấp ba nhìn lại, chắc mình cũng không nhận ra mình. Năm lớp 6, một “thế lực vô hình” xui khiến mình cầm cuốn Toán nâng cao lớp 7-8 của chị và xem đến hết cuốn sách. Nó là đủ để mình nổi bật với môn Toán, nhưng dường như đây cũng là khởi đầu của sự lầm tưởng của mình về chính mình.
Mình còn nhớ rõ thầy giáo dạy văn đã khẳng định với mình là: “Em Phi, em có khả năng tóm tắt văn học rất tốt”, nghĩa là em Phi em viết văn như làm toán, chỉ có toán là tốt văn thì vứt thì đi. Nó càng khiến mình tin là mình “là” toán học.
Mãi đến rất xa trường học, mình mới nhận ra sự thật trái ngược, mình không hề giỏi toán như từng nghĩ, mình không gần toán học đến thế. Mình vẫn yêu toán học, mình vẫn nhớ tên những bất đẳng thức nâng cao như: svac, bunhia, cosi… Nhưng thật ra mình gần văn học hơn, mình gần cái văn học mà sẽ mà chứa đựng toán học, và chứa luôn cả những thứ logic học của văn học mà toán học chẳng thể nào có.
“Hai kẻ khốn cùng bị buộc vào nhau. Rồi mọi chuyện sẽ đi về?”. Thật khó để phân biệt đây là một câu hỏi thuộc phạm trù toán học hay văn học. Là toán học thì nó đã là lớp lang của logic học bất tận. Là văn học thì từ bế tắc đến hi vọng và muôn ngàn lời lý giải khác đính kèm, có lẽ sẽ cần một chút logic học bất tận ở kia chọn lấy một đáp số may rủi.
Hai kẻ khốn cùng toán học và văn học trong tôi, rốt cuộc thì chả đứa nào ra hồn, để xem rồi mọi chuyện sẽ đi về đâu, ai mà biết được chứ?
—
bình định, 31/01/2025